CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ

HN OFFICE: Tầng 3, 24 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

HCM OFFICE: 265 Gò Dưa,Thị trấn 2,P.Tam Bình,Q. Thủ Đức, HCM, VN

Tel: 02437349566

Email: info@dvpx.vn

Trang chủ » Tin tức

"Ngành TN&MT" Các đề tài khoa học phải nêu bật được sự cần thiết ưu tiên phục vụ quản lý nhà nước

 Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân trong buổi họp Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định Danh mục mở mới năm 2018 thuộc lĩnh vực môi trường. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ là thành viên của Hội đồng; các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường.Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Đắc Đồng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết, thực hiện Quyết định 1277/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Hội đồng Tư vấn khoa học và công nghệ của Bộ trong đó giao cho Hội đồng nhiệm vụ tư vấn cho Bộ trưởng xác định nhiệm vụ, tuyển chọn và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đảm bảo hoạt động theo quy định Luật khoa học và công nghệ. Vì vậy, thông qua cuộc họp, các thành viên Hội đồng sẽ xem xét các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ mở mới năm 2018 thuộc lĩnh vực môi trường để đưa ra quy định cuối cùng phê duyệt nội dung dự toán. Vụ Khoa học và Công nghệ được Chủ tịch Hội đồng giao phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thiện danh mục.Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu tại cuộc họpThứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu tại cuộc họpTheo báo cáo của ông Nguyễn Duy Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đề xuất triển khai năm 2018 thuộc lĩnh vực môi trường đưa ra Hội đồng xem xét gồm 14 nhiệm vụ (đề tài): (1) Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xác định sự đóng góp của các nguồn khí thải đối với bụi PM10, PM2.5; (2) Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải và đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện; (3) Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường đối với cảng biển; (4) Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất phương pháp tính toán thiệt hại về môi trường do sự cố hóa chất độc trong sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; (5) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng khung pháp lý bảo vệ môi trường vùng ven biển có tính liên ngành, liên tỉnh; (6) Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn, đề xuất phương pháp đánh giá sức chịu tải của môi trường không khí ở nước ta và thử nghiệm cho một khu vực; (7) Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo sinh thái hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững cho Việt Nam; (8) Nghiên cứu chế tạo vật liệu composit trên cơ sở diatomite và nano Cu để hấp phụ chất ô nhiễm, xử lý vi sinh vật, nhằm tăng cường cải thiện chất lượng tài nguyên nước mặt vùng nuôi trồng thủy hải sản và tái sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp; (9) Nghiên cứu sử dụng nguồn biomass tự nhiên (bã vỏ hạt điều - chất thải nguy hại) làm chất hấp phụ ứng dụng trong xử lý môi trường nước thải và khí thải; (10) Nghiên cứu cơ sở khoa học, thiết kế và chế tạo thiết bị phản ứng plazma để xử lý chất thải đặc biệt nguy hại; (11) Nghiên cứu xác định các loài nấm lớn có giá trị đặc biệt để bổ sung vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; (12) Nghiên cứu đánh giá và đề xuất một số giải pháp khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và con người; (13) Nghiên cứu chế tạo giấy chỉ thị màu chứa phức hợp vật liệu nano, ứng dụng xác định phenol trong nước thải công nghiệp; (14) Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano volfram và thiếc ô xít để chế tạo đầu đo khí NOx và H2S trong thiết bị cầm tay quan trắc môi trường khí.PSG Vũ Đức Lợi - Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam phát biểu tại cuộc họpPSG Vũ Đức Lợi - Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam phát biểu tại cuộc họpTại cuộc họp, sau khi nghe Vụ Khoa học và Công nghệ  báo cáo các kết quả của Hội đồng chuyên ngành; các đơn vị đã đề xuất nhiệm vụ trình bày bổ sung tính cấp thiết và ý nghĩa sử dụng sản phẩm;  Hội đồng đã được nghe 10 thành viên Hội đồng phát biểu ý kiến, trong đó có ý kiến của đại diện cơ quan, đơn vị sử dụng sản phẩm của các nhiệm vụ. Các ý kiến đóng góp đã nhất trí rằng danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đề xuất triển khai năm 2018 thuộc lĩnh vực môi trường cơ bản phù hợp với Khung chương trình Khoa học và Công nghệ giao đoạn 2016 - 2020 của Lĩnh vực môi trường; các nhiệm vụ đề xuất đã thể hiện sự cần thiết triển khai các nhiệm vụ, các mục tiêu, sản phẩm chính, địa chỉ sử dụng, ý nghĩa sử dụng rõ ràng; đặc biệt là đã ưu tiên, chú trọng tới phát triển công nghiệp môi trường.Trên cơ sở góp ý của các thành viên Hội đồng, phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân - Chủ tịch Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ của Bộ về lĩnh vực môi trường đã nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ triển khai năm 2018 của lĩnh vực môi trường.Theo Thứ trưởng, mỗi đề tài cần trình bày sự cần thiết rõ hơn để phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, của ngành tài nguyên và môi trường trước mắt lâu dài cũng như thực tiễn tình hình hiện nay trong bối cảnh ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở nước ta, cần phải có những đề tài ứng dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn đó.“Trong các nhiệm vụ, đề tài được đề xuất triển khai cần phải điều chỉnh, sửa chữa đảm bảo tính chất đề tài khoa học, trọng tâm quản lý nhà nước, điều tra cơ bản; tránh trùng lắp với các đề án, dự án, đề tài đã và đang triển khai trước đó. Đặc biệt, khi thực hiện, các sản phẩm của đề tài phải nêu bật được sự cần thiết ưu tiên phục vụ quản lý nhà nước trước mắt và lâu dài” – Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh.Toàn cảnh cuộc họpToàn cảnh cuộc họpCuối hội nghị, ông Nguyễn Đắc Đồng đã công bố kết quả bỏ phiếu các đề tài, 13/14 đề tài được chọn. Với kết quả này, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng 13/14 đề tài được Hội đồng thông qua thực hiện đều có ý kiến cần chỉnh sửa, bổ sung, vì vậy Thứ trưởng đề nghị các chủ đề tài thực hiện các nhiệm vụ cần tiếp thu ý kiến của thành viên Hội đồng, rà soát, hoàn thiện theo ý kiến góp ý đó; đồng thời nhanh chóng hoàn thiện gửi Vụ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch Hội đồng xem xét quyết định.Theo:http://baotainguyenmoitruong.vn
Xem chi tiết

Doanh nghiệp cơ khí sẽ liên kết tiêu thụ sản phẩm

Các doanh nghiệp trong ngành cần tăng cường sự liên kết hơn nữa, đặc biệt trong vấn đề hợp tác, chia sẻ thông tin thị trường và sử dụng sản phẩm của nhau.Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam phát biểu. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN.Tại hội nghị các thành viên Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí ngày 11/8, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thụ cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành cần tăng cường sự liên kết hơn nữa, đặc biệt trong vấn đề hợp tác, chia sẻ thông tin thị trường và sử dụng sản phẩm của nhau. Ông Thụ cho hay, liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau chính là hướng đi giúp các doanh nghiệp trong ngành cùng lớn mạnh, mở rộng được thị trường. Đơn cử như Công ty cơ khí Hà Nội, đã có sự liên kết với nhiều đơn vị trong ngành cơ khí để cùng sản xuất phụ tùng ô tô, máy móc, các thiết bị thủy công... Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí cho hay, Hiệp hội đã làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về tăng cường hợp tác thúc đẩy ngành cơ khí phát triển. Trong nửa năm qua, Thường trực Hiệp hội đã có nhiều hoạt động, giới thiệu đơn hàng, liên kết các đơn vị sản xuất trong Hiệp hội. Đơn cử như giới thiệu các mặt hàng chế tạo cột điện VIBA tại Myanmar cho các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội. Hay điển hình là tổ chức liên kết giữa các công ty trong Hiệp hội như Công ty Cơ khí Hà Nội làm sản phẩm đúc cho Công ty chế tạo máy nông nghiệp TAMACO, Hợp tác chế tạo chi tiết ô tô cho TMT và Ô tô Thaco, Công ty Z179, Học viện Kỹ thuật quân sự, Công ty FUMEE, sản xuất thử nghiệm cầu xe ô tô phục vụ dự án nội địa hóa ngành ô tô; Giới thiệu Công ty Bơm Hải Dương tham gia các dự án nhà máy nhiệt điện. Đồng thời, Hiệp hội cũng đã tổ chức các cuộc gặp và làm việc với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm hợp tác, kết nối giữa các doanh nghiệp Theo Chủ tịch VAMI, thời gian tới, Hiệp hội sẽ đẩy mạnh hơn nữa gắn kết các doanh nghiệp trong ngành với nhau, giới thiệu các sản phẩm và doanh nghiệp có thế mạnh ra nước ngoài để tạo thị trường rộng hơn, đa dạng hơn. Chia sẻ tại buổi hội nghị, ông Trịnh Huy Thành, Bí thư Đảng ủy khối Công nghiệp Hà Nội cho biết, doanh nghiệp trong khối Hà Nội liên kết với nhau, có thể tạo ra thị trường lưu thông hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng cao hơn nữa là việc các doanh nghiệp trong ngành sử dụng công nghệ, nguồn lực thông qua hợp tác, mà không thể tính bằng tiền. Do vậy, cần có sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong ngành cơ khí với nhau. Ngay tại Hà Nội, cũng đã là thị trường rất lớn và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp trong khối. Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp cũng cũng cho rằng, trong bối cảnh Chính phủ, các bộ ngành chưa đưa ra được chính sách phát triển ngành cơ khí cho giai đoạn tới, thì các doanh nghiệp phải tự thân, tìm kiếm đối tác và nâng cao khả năng cạnh tranh; trong đó, kết nối chặt hơn giữa chính các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực là điều mà Hiệp hội và các doanh nghiệp có thể xúc tiến ngay.../.Theo: http://m.bnews.vn
Xem chi tiết

Lần đầu tiên Hà Nội có hệ thống máy chụp PET/CT

Sáng 9/8, Bệnh viện (BV) Ung bướu Hà Nội đã khai trương hệ thống máy chụp PET/CT, trở thành đơn vị đầu tiên của Hà Nội có hệ thống máy chụp hiện đại này.Lan dau tien Ha Noi co he thong may chup PET/CT - Anh 1PGS.TS Trần Đăng Khoa – Giám đốc BV cho biết, hệ thống máy chụp PET/CT là dự án hợp tác giữa BV và Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư y tế Hà Nội (CMI). Đây là một trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại nhất hiện nay và đặc biệt có ý nghĩa trong điều trị ung thư. Chụp hình toàn thân bằng PET/CT có thể phát hiện các bất thường về chuyển hóa, ghi được những hình ảnh bệnh lý còn sớm, còn nhỏ khi chưa có thay đổi cấu trúc. Kết quả chụp PET/CT phản ánh chính xác giai đoạn bệnh, giúp bác sĩ đưa ra quyết định về phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân, đồng thời giúp dự báo sớm kết quả điều trị và mức độ đáp ứng điều trị của một hay nhiều phương pháp. Từ đó, nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân.Hiện BV Ung bướu Hà Nội đang bước vào giai đoạn hoàn thiện tòa nhà khám, chữa bệnh theo yêu cầu chất lượng cao với 1 tầng hầm và 6 tầng nổi. Dự kiến khi đưa vào hoạt động vào tháng 11 tới, tòa nhà sẽ cung cấp thêm 300 giường điều trị theo yêu cầu, nâng tổng số giường của toàn BV lên 700, đáp ứng cả về chất lượng và số lượng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của người dân. Việc trang bị máy chụp hiện đại này sẽ giúp giúp bệnh nhân có nhu cầu tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới ngay tại Việt Nam mà không phải ra nước ngoài chữa bệnh. Một tin vui khác là BV đang triển khai hệ thống hội chẩn từ xa (Telemedicine). Qua đó, bệnh nhân được hội chẩn với các giáo sư, chuyên gia hàng đầu tại các bệnh viện ung thư trên thế giới, nơi Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã đặt quan hệ như: Singapore, Hàn Quốc, Mỹ... để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, tiên tiến nhất cho người bệnh.Theo:http://www.baomoi.com
Xem chi tiết

Lo nguy cơ ô nhiễm phóng xạ trong khai thác titan

Các nhà khoa học cho rằng, nguy cơ ô nhiễm phóng xạ từ hoạt động khai thác tian đặc biệt nghiêm trọng.Ảnh minh họa (nguồn internet)o_nhiem_titanTrao đổi với TheLEADER, GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam cho biết, trường phóng xạ trên đài cồn cát ven biển miền Trung đo được là 4,36mSv/năm, trường phóng xạ trung bình trên cồn cát đỏ Bình Thuận là 1mSv/năm. Đây là mức phóng xạ bình thường so với mức trung bình toàn cầu 2,436mSv/năm.Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, chế biến quặng titan đã làm phát tán các chất phóng xạ. Tại các quặng sau tuyển qua vít xoắn cường độ phóng xạ vượt ngưỡng 5 – 8 lần (theo tiêu chuẩn CHLB Nga).Theo GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Các sản phẩm đơn khoáng cuối cùng như Ziricon, Monazit có hàm lượng xạ cao nhưng lại được chất đống tại xưởng chế biến, không lưu giữ vào kho có tường chắn bảo vệ. Cường độ phóng xạ cao nhất tại các xưởng tuyển tinh (vượt ngưỡng an toàn 4 – 70 lần) chỗ để tinh quặng Monazit cường độ phóng xạ vượt ngưỡng 100 lần.Ngoài ra còn có bụi và khí độc hại. Bãi thải sau tuyển tinh có mức cường độ cao, khu nhà ở, nhà ăn của công nhân nhiều nơi vượt ngưỡng an toàn phóng xạ.Nghiêm trọng hơn, để khai thác quặng này, người ta phải đào các cồn cát rồi tuyển và làm giàu quặng bằng nước. Kết quả là hàng năm có hàng trăm nghìn tấn cát bị đào xới, khối lượng cát thải, chất thải khổng lồ bị san ủi ra môi trường xung quanh. Nước từ quá trình tuyển khoáng cho chảy trực tiếp ra biển, không qua xử lý làm cho nước biển vùng hai cửa sông lân cận khu mỏ có mức phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép."Ở các xã Hồng Phong, Hòa Thắng huyện Bắc Bình, quan trắc môi trường cho thấy hoạt độ phóng xạ alpha và bêta trong các mẫu nước thải, nước ngầm, nước biển ven bờ cao hơn so với quy chuẩn từ 3 - 9 lần", ông Thuận cho biết.Trong khi đó, khu mỏ ở gần một thị xã đông dân và cảng cá của địa phương. Tại đây, dân còn dùng nước biển làm muối. Sự ô nhiễm phóng xạ nước biển lân cận mỏ sa khoáng chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân trong vùng vì cá và muối đều có thể tích tụ các chất phóng xạ trong nước biển thải ra từ khai trường, xưởng tuyển của mỏ.gsthuanGS.TSKH Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam (người đứng cầm micro) phát biểu trong một hội thảo về khai thác Titan tại Bình ThuậnBên cạnh đó, dẫn số liệu các mỏ đã phân tích về thành phần hóa học nước thải từ khai thác titan tại khai trường khai thác tuyển quặng, PGS.TS Đoàn Văn Cánh, Chủ tịch Hội Địa chất thủy văn Việt Nam cho biết, tổng hoạt động phóng xạ alpha và bêta đều tồn tại và vượt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 24:2009/BTNMT ở mức từ 1 – 15 lần gây nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe con người và sinh vật. Trong khi đó, theo nghiên cứu, lượng phóng xạ100 mSv/năm đã bắt đầu có thể gây ung thư máu và các ung thư khác cho con người.Theo GS.TSKH Đặng Trung Thuận, ô nhiễm phóng xạ là một loại hình ô nhiễm không nhìn thấy, con người không cảm nhận được nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Rất nhiều hệ lụy từ chính các mỏ sa khoáng titan này mà con người khó có thể lường trước nếu không được tính toàn và cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.Theo tài liệu của Uỷ ban Quốc tế về an toàn bức xạ (ICRP), ở các cấp độ nhiễm phóng xạ khác nhau, con người sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ. Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào, làm hư hại phân tử AND. Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư.Mức phóng xạ tự nhiên trung bình đối với một người là từ 1 - 2 mSv/năm. Đây là mức phóng xạ bình thường mà con người đối mặt hàng ngày, không nguy hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, mức phóng xạ từ 100 mSv/năm sẽ bắt đầu có thể gây ung thư máu và các ung thư khác cho con người (xác suất bị ung thư là 2 - 4%).Theo khuyến cáo của ICRP, mức phóng xạ đối với công nhân không nên vượt quá 50 mSv/năm và liều trung bình cho 5 năm không được vượt quá 20 mSv. Nếu một phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần được áp dụng là 2 mSv.Theo: http://theleader.vn
Xem chi tiết

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong việc chọn tạo giống cây trồng đã có nhiều bước tiến đáng kể, đóng góp vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.Ung dung ky thuat hat nhan vao san xuat nong nghiep - Anh 1Ảnh minh họaTheo báo cáo của Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện nay, việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp mới được triển khai trong 4 lĩnh vực, bao gồm: Chọn tạo giống cây trồng; nông hóa, thổ nhưỡng; bảo vệ thực vật; bảo quản và chế biến. Hai lĩnh vực còn lại về chăn nuôi, thú y và nuôi trồng thủy sản chưa có được những hoạt động triển khai cụ thể.Trong đó, chọn tạo giống đột biến đã có bước tiến đáng kể bằng việc tạo ra và đưa vào sản xuất 61 giống tính đến năm 2015, bao gồm 41 giống lúa, 9 giống đậu tương và một số giống hoa, ngô, táo, lạc…Lĩnh vực nông hóa thổ nhưỡng cũng đã có một số kết quả nghiên cứu bước đầu về xói mòn đất canh tác nhằm giúp cho việc xây dựng các giải pháp khắc phục, quản lý và chống thoái hóa đất. Ở nước ta, với diện tích 13 triệu ha đất dốc (40% diện tích đất canh tác), áp dụng kỹ thuật này có thể giúp tiết kiệm hàng trăm tấn phân bón nitơ và phốt pho với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm.Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, với sự hỗ trợ của IAEA, kỹ thuật tiệt sinh côn trùng (SIT) đang được các nhà khoa học tại Viện Bảo vệ thực vật-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai nghiên cứu quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng, nhằm nâng cao chất lượng quả, tạo điều kiện xuất khẩu quả thanh long Việt Nam vào các thị trường cao cấp như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực tương xứng với tiềm năng và triển vọng. Một số mục tiêu đã được đặt ra trong quy hoạch chi tiết như: Tăng cường cơ sở vật chất, tạo ra và đưa vào sản xuất 3-4 giống đột biến cho mỗi loại cây trồng nông nghiệp hằng năm; 1-2 giống đột biến cho mỗi cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp… về cơ bản chưa có được đầu tư nguồn lực hợp lý.Bên cạnh việc cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực tạo giống đột biến, kỹ thuật tiệt sinh côn trùng, cần mở rộng thị trường xuất khẩu từ đó tạo lực kéo cho sản xuất trong nước, qua đó, tạo điều kiện mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ chiếu xạ và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong trồng trọt và xử lý sau thu hoạch.Nguồn: http://www.baomoi.com
Xem chi tiết

Lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Việt Nam đạt nhiều thành tựu

Lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Việt Nam trong những năm qua đang phát triển và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Việc nghiên cứu và ứng dụng vẫn tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽTừ ngày 2-4/8, tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa, gần 400 nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế về lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã dự Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12.Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Việt Nam trong những năm qua đang phát triển và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, ngành cần tiếp tục vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân; hỗ trợ tiếp thu, làm chủ, chuyển giao và phát triển công nghệ, tạo ra nhiều công nghệ, sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu của đất nước.Hội nghị lần này sẽ góp phần định hướng, xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đồng thời tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân của Việt Nam.Linh vuc nang luong hat nhan cua Viet Nam dat nhieu thanh tuu - Anh 1Hội nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12. Ảnh Báo Khánh HòaTại hội nghị, các nhà khoa học Việt Nam đã có những tham luận đáng chú ý: Ở lĩnh vực nghiên cứu về cấu trúc hạt nhân, phó giáo sư Nguyễn Quang Hưng (Đại học Duy Tân) đã trình bày về các kết quả nghiên cứu gần đây tại Việt Nam về cấu trúc của các mức kích thích trong hạt nhân nguyên tử.Ở lĩnh vực nông nghiệp, giáo sư Lê Huy Hàm,Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tham luận về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp: Hiện trạng và triển vọng; Giáo sư Trần Duy Quý (Viện hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (IAP) có tham luận về nghiên cứu các giống lúa đột biến cho năng suất, chất lượng và khả năng kháng chịu sâu bệnh cao bằng công nghệ hạt nhân.Ở lĩnh vực y tế, giáo sư Mai Trọng Khoa (Bệnh viện Bạch Mai) trình bày về ứng dụng bức xạ ion hóa trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Việt Nam là một trong những quốc gia ứng dụng thành công một số kỹ thuật hiện đại, tiên tiến có sử dụng bức xạ ion hóa trong chẩn đoán và điều trị ung thư với chi phí hợp lý, giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân…Một số tham luận của các đại biểu quốc tế về Chương trình hợp tác kỹ thuật của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hỗ trợ cho các nước thành viên nhằm đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững; vai trò thiết yếu của điện hạt nhân trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính; ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong việc quản lý loài ruồi gây hại và các ứng dụng bức xạ hạt nhân… cũng tạo được sự chú ý.Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Trần Chí Thành cho biết, hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử vẫn tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ tại Việt Nam. Ngành năng lượng nguyên tử đang tập trung chú trọng giải quyết các nhiệm vụ, gồm chuẩn bị nguồn lực, nhân lực để xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân; chuẩn bị năng lực cho phát triển điện hạt nhân trong tương lai khi có nhu cầu; thúc đẩy các kỹ thuật tiên tiến cho ứng dụng năng lượng hạt nhân…Trong khuôn khổ hội nghị, các triển lãm giới thiệu về ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, thiết bị và dịch vụ kỹ thuật hạt nhân trong phát triển kinh tế, xã hội cũng được diễn ra.Nguồn: http://www.baomoi.com
Xem chi tiết

Việt Nam cần tạo ra nhiều hơn sản phẩm từ khoa học và công nghệ hạt nhân KH&PT 03/08/2017 14:28 GMT+7

“Lĩnh vực năng lượng hạt nhân của nước ta trong những năm qua đang phát triển và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, ngành cần tiếp tục vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân”.Nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Hội nghị KH&CN hạt nhân toàn quốc lần thứ 12 do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Sở KH&CN Khánh Hòa, Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam phối hợp tổ chức từ ngày 2-4/8 tại Nha Trang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc cho rằng, ngành năng lượng nguyên tử cần đẩy mạnh hỗ trợ tiếp thu, làm chủ, chuyển giao và phát triển công nghệ, tạo ra nhiều công nghệ, sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.Ghi nhận những đóng góp của lĩnh vực năng lượng hạt nhân thời gian qua trong công nghiệp, y tế, nông nghiệp..., Thứ trưởng Phạm Công Tạc cũng lưu ý ngành tiếp tục vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm nâng cao tiềm lực KH&CN hạt nhân để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế. Ông kỳ vọng hội nghị lần này sẽ góp phần định hướng, xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, đồng thời tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân của Việt Nam.Viet Nam can tao ra nhieu hon san pham tu khoa hoc va cong nghe hat nhan - Anh 1Thứ trưởng Phạm Công Tạc chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự hội nghị.Tại phiên toàn thể, nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân trình bày tham luận chia sẻ kinh nghiệm cũng như các kết quả ứng dụng vào thực tế. GS Phạm Duy Hiển nói về kỹ thuật phân tích hạt nhân trong nghiên cứu bụi khí; GS Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - trình bày về ứng dụng bức xạ ion hóa trong chẩn đoán và điều trị ung thư.TS Serge Franchoo - Viện Vật lý hạt nhân IPN Orsay, Pháp - trình bày về mẫu vỏ hạt nhân hiện nay - góc nhìn từ thực nghiệm. TS Dimiter Balabanski - Rumani - nói về tương lai của quang tử hạt nhân.PGS Chung Keng Yeow - Viện Sáng kiến An toàn và Nghiên cứu hạt nhân Singapore nói về kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu an toàn hạt nhân ở Singapore . TS Chul Hwa Song - Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển các công nghệ hạt nhân tại Hàn Quốc...Kể từ năm 1996, hội nghị KH&CN hạt nhân toàn quốc đã 11 lần được Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức thành công.Nguồn: http://www.baomoi.com
Xem chi tiết

Kỹ thuật hạt nhân đã góp phần tạo ra những giống lúa với năng suất cao

Chuyên gia hàng đầu đến từ Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam đã sử dụng rộng rãi kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, y học. Thành tựu lớn nhất là chúng ta đã có được những giống lúa với năng suất cao bằng công nghệ bức xạ.Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtViệt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtChiều 2/8, Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc, lần thứ 12 tiếp tục diễn ra tại Nha Trang, trong đó đáng chú ý là Hội thảo: “Ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp và y tế”, với các tham luận đến từ các chuyên gia của IAEA, Cộng hòa Séc và Việt Nam.Chia sẻ bên lề với báo chí, TS Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, cho biết: Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc được tổ chức 2 năm một lần nhằm giúp các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân trao đổi về những thành tựu đạt được trong 2 năm qua, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu.“Hội nghị lần này, mình có mời các chuyên gia quốc tế đến để họ chia sẻ những kết quả hiện tại trong việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân ở trên thế giới và cũng là cơ hội để cung cấp thông tin mới nhất đến các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật hạt nhân”, TS Quang nói.Theo TS Quang, hiện nay Việt Nam đã sử dụng rộng rãi kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, y học. “Thành tựu lớn nhất là chúng ta đã có được những giống lúa với năng suất cao bằng công nghệ bức xạ. Với thành tựu này thì IAEA cũng đã trao giải cho Việt Nam là chúng ta đã tạo ra các dòng đột biến lúa năng suất cao.”, TS Quang cho biết.Ngoài ra, trong lĩnh vực y tế, thời gian gần đây Việt Nam đã đưa các kỹ thuật hạt nhân ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, có rất nhiều các kỹ thuật hiện đại ví dụ như các thiết bị chụp CT cắt lớp với độ phân giải cao; ứng dụng trong việc chẩn đoán sớm các bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư và giúp có phác đồ điều trị sớm, đem lại chất lượng cuộc sống cho người bệnh rất tốt.Nói về việc các chuyên gia quốc tế đánh giá thế nào về việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ cho sản xuất, phục vụ lợi ích cộng đồng của Việt Nam, ông Quang nói: “Các bạn thấy rằng, Việt Nam là một quốc gia tuy là đang phát triển nhưng đã sử dụng kỹ thuật hạt nhân ở mức độ cũng rất cao”.“Các bạn thấy rằng, đến Việt Nam các bạn có thể chia sẻ những kinh nghiệm mà các bạn đang có và các bạn thấy rằng, đối với Việt Nam mà kỹ thuật mà các bạn sử dụng cũng không phải xa lạ. Nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng rất ngạc nhiên là ở Việt Nam cũng đã sử dụng các kỹ thuật rất tiên tiến và có thể nói là hiện đại nhất ở trên thế giới”, ông nói thêm.TS Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị, chiều 2/8TS Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị, chiều 2/8Cũng liên quan đến lĩnh vực y tế, đáng chú ý trong chiều cùng ngày là tham luận: “Ứng dụng bức xạ ion hóa trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư” của GS Mai Trọng Khoa, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Kỹ thuật này được đánh giá là tiết giảm chi phí và tăng cơ hội sống cho người bệnh.Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12 do Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Sở KH&CN tỉnh Khánh Hòa phối hợp tổ chức, kéo dài trong 3 ngày, từ 2-4/8. Hội nghị được tổ chức 2 năm một lần kể từ năm 1996.Các đại biểu quốc tế dự hội nghị đến từ các quốc gia có nền KH&CN hạt nhân tiên tiến như Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan, Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Singapore…Ngoài ra, hội nghị còn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu, các chuyên gia đến từ Lào, Campuchia…Nguồn: http://dantri.com.vn
Xem chi tiết

2 4 » ( 4 ) Di chuyển đến trang

 

Director

  Bùi Mạnh Cường
 +84 935130000
 cuong@dvpx.vn

Deputy Director

  Đào Văn Chỉnh
 +84 902 234 487
 services@dvpx.vn

  

Technical Chief

  Nguyễn Văn Cường
 +84 962331933
  technic@dvpx.vn

Transport Dept

  Bùi Minh Phương
 +84 968 377 899
  logistics@dvpx.vn

  2015 Manager by Cuong Nguyen Van - Tel: +84 9 62331933 All information on the website is the copyright of Radioisotopes one member company limited